Đau bụng dưới rốn ở nữ dù là biến đổi nhỏ của cơ thể nhưng lại tiềm ẩn không tít bệnh nguy hiểm. Để điều trị dứt điểm tình trạng này trước hết mọi người cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở nữ để đưa phương pháp chữa trị hiệu quả. Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu nhé!.
Đau bụng dưới là phụ nữ là tình trạng không hiếm gặp
Nội dung chính:
- Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ
- Đau bụng dưới ở phụ nữ: Khi nào cần đi khám?
- Những câu hỏi thường gặp về đau bụng dưới rốn
- Câu hỏi 1: Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
- Câu hỏi 2: Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị đau bụng dưới rốn?
- Câu hỏi 3: Làm thế nào để giảm đau bụng dưới rốn tại nhà?
- Câu hỏi 4: Đau bụng dưới rốn ở nữ giới có nguy hiểm không?
- Câu hỏi 5: Đau bụng dưới rốn khi đi tiểu có phải là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu không?
- Kết luận
Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ
Ngoài đau bụng kinh còn có nhiều nguyên nhân khác gây đau bụng dưới rốn ở chị em. Điển hình như sau:
Hội chứng ruột kích thích
Đây là hiện tượng mà hệ tiêu hóa của cơ thể bị rối loạn trong thời gian dài. Khi mắc phải hội chứng này chị em sẽ liên tục nhận thấy cơ thể đau bụng, đầy hơi, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu được phát hiện sớm với triệu chứng như đau bụng dưới, đi tiểu khó, tiểu són,…
Đau do sa tạng
Đau bụng dưới do sa tang thường là báo hiệu cơ quan sinh sản bước vào thời kỳ lão hóa. Dấu hiệu này thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Bộ phận bị sa tạng thường là bàng quang hoặc tử cung, gây áp lực cho âm đạo và gây đau bụng dưới rốn.
Bệnh viêm bàng quang kẽ
Đây là tình trạng mà bàng quang ở nữ giới bị đau kéo dài, gây tình trạng đi tiểu nhiều lần. Cơ thể bị mắc bệnh này thường có nhiều áp lực ở vùng mu, dẫn đến đau bụng dưới rốn.
Đau bụng dưới do viêm bàng quang kẽ
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục
Khi bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục chị em có thể thấy âm đạo thường ra mủ, dịch tiết có mùi hôi. Ngoài ra, chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt gây đau bụng dưới.
U xơ tử cung
Những người bị u xơ tử cung thường có biểu hiện chung là đau bụng dưới, đau lưng kéo dài, rối loạn kinh nguyệt. Cách điều trị đau bụng dưới rốn ở nữ do u xơ tử cung duy nhất là phẫu thuật.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là các khối u vô hại xuất hiện ở vị trí này. Nếu cơ thể có dấu hiệu đau bụng dưới rốn ở bên trái, tốt nhất là chị em nên đi kiểm tra sức khỏe để bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải, mệt mỏi, khó chịu. Khi mắc bệnh này cơ thể sẽ bị sốt liên tục, tình trạng đau đớn ngày càng tăng. Phương án duy nhất là cắt một phần hoặc toàn bộ ruột thừa của người bệnh.
Bệnh xã hội
Đây là nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Một số bệnh xã hội như: bệnh lậu, sùi mào gà, HIV,… gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một triệu chứng thường gặp của các bệnh này đó là đau bụng dưới rốn.
Sỏi thận
Ban đầu bệnh sẽ không có dấu hiệu tới khi viên sỏi đi vào ống nối giữa thận và bàng quang. Bạn sẽ cảm thấy đau bụng dưới bên phải dữ dội. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận đi qua đường tiết niệu.
Đau bụng dưới do sỏi thận
Đau bụng dưới ở phụ nữ: Khi nào cần đi khám?
Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là tình trạng không hiếm gặp. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
-
Đau bụng dưới dữ dội kéo dài.
-
Đau bụng dưới kèm sốt.
-
Đau bụng dưới kèm đi ngoài ra máu.
-
Bạn nghĩ mình có thể mang thai.
-
Đau bụng kèm nôn, nôn ra máu.
-
Có nhiều vấn đề bất thường khi đại tiện.
Những câu hỏi thường gặp về đau bụng dưới rốn
Câu hỏi 1: Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
- Trả lời: Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm ruột thừa, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, viêm đường tiết niệu, hoặc vấn đề về cơ quan sinh sản như u xơ tử cung hay viêm nhiễm phụ khoa.
Câu hỏi 2: Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị đau bụng dưới rốn?
- Trả lời: Nên đi khám bác sĩ khi cơn đau bụng dưới rốn kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu âm đạo bất thường, hoặc khó tiểu.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để giảm đau bụng dưới rốn tại nhà?
- Trả lời: Có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, chườm ấm, uống nước ấm, ăn uống nhẹ nhàng, và tránh thức ăn cay nóng, dầu mỡ. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Câu hỏi 4: Đau bụng dưới rốn ở nữ giới có nguy hiểm không?
- Trả lời: Ở nữ giới, đau bụng dưới rốn có thể liên quan đến các vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung, hoặc thậm chí là mang thai ngoài tử cung. Nếu đau dữ dội hoặc kèm theo triệu chứng bất thường, nên đi khám ngay.
Câu hỏi 5: Đau bụng dưới rốn khi đi tiểu có phải là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu không?
- Trả lời: Đúng, đau bụng dưới rốn khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu, thường đi kèm với các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc nước tiểu có màu và mùi bất thường. Nên đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kết luận
Việc mô tả chính xác tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chuẩn nhất. Đừng chủ quan bởi những cơn đau bụng nhẹ, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị tối ưu.