Theo nhiều nghiên cứu, em bé trong bụng mẹ đã phát triển hệ vị giác ở tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên đến tuần thứ 16 – 17 thì mới nếm được độ mặn của thức ăn. Vậy em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào? hãy cùng Blog Thuật Ngữ giải đáp trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào?
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau thông qua dây rốn. Thai nhi 10 tuần tuổi đã có thể nuốt nước ối, mỗi ngày ít nhất 500ml nước ối, thậm chí khi được 7-8 tháng bé uống tới 1 lít nước ối hằng ngày.
Video chi tiết về thức ăn nuôi thai nhi qua dây rốn như thế nào? (Nguồn Youtube: Bệnh viện ĐKQT Vinmec)
Thai nhi có thể nếm mùi vị thức ăn không?
Hệ thống vị giác của thai nhi đã được hình thành ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng đến khi thai được 16-17 tuần, bé mới nếm được mùi vị của thức ăn. Nói chung, em bé sẽ thích đồ ngọt, khi mẹ ăn thức ăn có nhiều đường, em bé sẽ nuốt nước ối thường và chuyển động thường xuyên hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nhiều đồ ngọt vì dễ mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không biết nếm vị đồ ăn, khi bé ăn no cũng sẽ đánh giá được đồ ăn. Nếu thấy hài lòng với mùi vị đồ ăn thì bé sẽ ợ hơi. Nếu bạn cảm thấy chuyển động của thai nhi kéo dài trong 2-5 phút, với khoảng cách 2-3 giây mỗi lần, có thể bé đang nấc cụt sau khi ăn.
Em bé có thể bị nấc cụt sau khi ăn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở thích ăn uống của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích ăn uống của bé sau khi chào đời. vậy nên, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội quý giá này trong suốt thai kỳ để bổ sung thực phẩm một cách cân đối, đặc biệt là một số loại rau củ, giúp thai nhi hình thành thói quen không kén ăn.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có vị đắng cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, có công dụng điều hòa hệ thần kinh , xoa dịu tâm trạng mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển vị giác của thai nhi.
Những câu hỏi thường gặp về thức ăn nuôi thai nhi
Câu hỏi 1: Thức ăn nào tốt nhất để nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh?
- Trả lời: Thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi, protein và omega-3 như rau xanh, cá hồi, trứng, các loại hạt và sữa là những lựa chọn tốt để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Câu hỏi 2: Có nên ăn nhiều cá khi mang thai không?
- Trả lời: Có, nhưng nên chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá thu và cá mòi. Hạn chế cá chứa thủy ngân cao như cá ngừ đại dương và cá kiếm.
Câu hỏi 3: Thức ăn nào cần tránh khi mang thai?
- Trả lời: Tránh các thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ (như sushi, trứng sống), thực phẩm chứa caffeine cao, rượu, và các loại thịt chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Câu hỏi 4: Có nên bổ sung vitamin khi mang thai không?
- Trả lời: Có, bổ sung vitamin trước khi sinh chứa axit folic, sắt, canxi và DHA giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ và xương của thai nhi. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Câu hỏi 5: Có cần thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai không?
- Trả lời: Có, cần tăng lượng dinh dưỡng và calo phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ bầu không nên ăn gì? Kiêng kỹ để có thai kỳ khỏe mạnh
- Mẹ bầu nên ăn gì? Lời khuyên vàng các mẹ nên bỏ túi
Kết luận
Trên đây là thông tin về: Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào? đã được Blog Thuật Ngữ chia sẻ lại cho quý độc giả. Hi vọng các mẹ bầu có thể nắm rõ được điều này, và có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống hợp lý, để giúp thai nhi phát triển tốt và toàn diện nhá.