Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Cập Nhật Mẹ và Bé

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là một trong những vấn đề khiến cha mẹ rất lo lắng, hoang mang. Đây còn là chứng bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không biết rõ nguyên nhân thì bạn sẽ rất khó để điều trị cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé!

1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Khi khoang mũi của trẻ có chứa nhiều dịch sẽ khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn, đây được gọi là tình trạng ngạt mũi. Do ở lứa tuổi quá nhỏ nên trẻ chưa biết cách thở bằng miệng, chính vì thế khi xảy ra tình trạng ngạt mũi, các bé luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc…

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi là:

  •  Cảm lạnh: đây là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Không chỉ trong thời tiết lạnh mà còn cả khi trời nóng bức trẻ cũng có thể bị cảm lạnh.

  •  Cảm cúm: Đôi khi có thể kèm theo ngạt mũi, sốt nhẹ, đau họng và chán ăn

  •  Dị ứng: Khi dị ứng với một số yếu tố như phấn hóa, khói thuốc lá, hay sự thay đổi thời tiết bé cũng có thể bị ngạt mũi

  •  Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên giá, trẻ bị ngạt mũi cũng có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngay khi chào đời bé đã có hiện tượng ngạt mũi

  • Dị vật trong mũi: Khi vui đùa bé có thể cố tình cho các vật lạ nhỏ vào mũi. Nếu không được phát hiện kịp thời bé dễ bị tắc nghẽn mũi, chảy máu và nguy hiểm

2. Các cách xử lý ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Sử dụng máy/ dụng cụ hút mũi

– Sử dụng máy/ dụng cụ hút mũi:

Nếu tình trạng ngạt mũi làm cho bé cả thấy khó chịu, hãy sử dụng máy hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ. Trước khi hút, bạn nên nhỏ nước muối sinh lí vào trước rồi chờ 2-3 giây, đặt bé nằm nghiêng và hút.

– Nhỏ nước muối sinh lý

Đây là giải pháp có chi phí thấp, đơn giản nhưng hiệu quả. Nước muối giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch niêm mạc mũi giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

– Nâng cao đầu khi ngủ cho bé

Khi bé bị ngạt mũi, ba mẹ hãy dùng gối hoặc khăn nâng cao đầu cho bé. Việc này giúp bé thoải mái hơn và dễ ngủ hơn.

– Loại bỏ chất nhầy

Chất nhầy có thể cứng lại và tạo thành một lớp mỏng bám xung quanh mũi của con, mẹ có thể dùng tăm bông nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lí và lau nhẹ nhàng cho bé.

– Tạo độ ẩm không khí

Nếu trong phòng quá khô và ngột ngạt bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì thế bạn nên giữ cho nhà cửa thoáng mát, không gian sạch sẽ và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng

– Đưa trẻ đi khám

Nếu trong tình trạng ngạt mũi kéo dài nhiều ngày và mức độ ngày càng tăng bạn cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Dịch vụ mâm cúng thôi nôi của Kiến Tường mang đến sự chỉnh chu và trọn vẹn cho ngày đặc biệt của bé. Mâm cúng được chuẩn bị tỉ mỉ với các món truyền thống, đảm bảo chất lượng và ý nghĩa. Kiến Tường cam kết giúp gia đình bạn tổ chức lễ thôi nôi ý nghĩa, thuận tiện, và đáng nhớ!

3. Những lưu ý khi trẻ bị ngạt mũi

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Những lưu ý khi trẻ bị ngạt mũi

Ngoài việc trang bị những cách xử lý nhanh chóng khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thì trong quá trình chăm sóc bé, ba mẹ và người thân cũng cần chú ý:

  • Cha mẹ không nên dùng miệng hút mũi cho con để tránh tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào

  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh

  • Không dùng mẹo nhân gian chưa có kiểm chứng khoa học

  • Không kiêng tắm: Trong trường hợp này bạn cần chú ý vệ sinh cho trẻ. Nếu kiêng tắm vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội hơn để xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Bạn nên tắm nước ấm, nơi tránh gió và tắm nhanh cho trẻ.

Trên đây là các kiến thức cơ bản về tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn tốt hơn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bé.

Bài viết liên quan