Trong thời gian đầu mang bầu, bà bầu thường hay bị tiêu chảy với các biểu hiện như: phân lỏng, phân nát, tiêu chảy, ăn không tiêu….Những tình trạng này tưởng có vẻ đơn giản nhưng nếu không kịp thời can thiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Vậy tình trạng bà bầu bị tiêu chảy nguy hiểm như thế nào và nên làm gì khi mẹ bầu bị tiêu chảy? Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu nhé.
Nội dung chính:
1. Những nguy hiểm khi bà bầu bị tiêu chảy
Nên làm gì khi mẹ bầu bị tiêu chảy?
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bà bầu đi ngoài có thể sẽ diễn ra từ 1 đến 10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng của từng người. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng tiêu chảy này sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Một số biểu hiện nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu trong người như sốt cao, buồn nôn, nhiễm trùng tả, lâu ngày có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Một số phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng nguy hiểm hơn như đau bụng, buồn nôn làm kích thích tử cung co bóp dẫn đến chuyển dạ sinh non. Vì vậy, bà bầu gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều ngày không khỏi cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị dứt điểm, tránh gây nguy hại cho mẹ và thai nhi.
2. Khắc phục tình trạng bà bầu bị tiêu chảy như thế nào?
Khắc phục tình trạng bà bầu bị tiêu chảy như thế nào?
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu khá nhạy cảm với thuốc Tây vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nếu gặp tình trạng đi ngoài, thì bà bầu nên xử lý thế nào. Sau đây là một số cách chắc chắn để giảm tình hình tiêu chảy ở mẹ bầu mà bạn cần thực hiện.
– Uống đủ nước có chứa điện giải
Tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể mẹ mất nhiều nước và có thể gây nguy hiểm cho em bé. Và việc bạn cần làm là uống nước mỗi ngày và sử dụng nước có chất điện giải để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mất nước, đồng thời thải độc trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số loại nước ép chứa nhiều vitamin C như nước ép ổi, nước ép cam,…
– Thay đổi chế độ ăn
Khi bị đi ngoài trong thời kỳ mang bầu, mẹ phải sửa đổi chế độ ăn uống hàng ngày của mình để, thêm một số thực phẩm như chuối, cam, khoai tây … Ngoài ra, bạn phải bổ sung thêm một số chất đạm như giò, chả, thịt gà, giò … Đây những món ăn bổ sung dưỡng chất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì việc bổ sung các lợi khuẩn cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột, cân bằng lại hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy kéo dài cũng rất quan trọng. Một số lợi khuẩn thường có trong sữa chua, bia,…
– Thực hiện một số mẹo dân gian của ông cha
Một số mẹo dân gian cho mẹ bầu bị tiêu chảy
Thực hiện một số mẹo này sẽ không mang lại kết quả tức thì mà sẽ cho kết quả \ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi thực hiện, mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn của một số bác sĩ, y tá có kinh nghiệm.
Một số bài thuốc hay được thực hiện như nhai lá ổi, uống nước gạo rang hoặc nước gừng ngâm,…Những bài thuốc này đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt. Bà bầu có thể dùng 1- 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
3. Những câu hỏi thường gặp về mẹ bầu bị tiêu chảy
Câu hỏi 1: Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
- Trả lời: Tiêu chảy ở mẹ bầu có thể gây mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng như sốt cao, đau bụng dữ dội, cần thăm khám bác sĩ ngay.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị tiêu chảy?
- Trả lời: Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể do thay đổi hormone, nhạy cảm với thực phẩm, tác dụng phụ của vitamin bầu, nhiễm trùng tiêu hóa, hoặc căng thẳng tâm lý.
Câu hỏi 3: Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?
- Trả lời: Mẹ bầu nên ăn cháo loãng, bánh mì nướng, chuối chín để dễ tiêu hóa và bổ sung kali. Cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, sữa và các sản phẩm từ sữa nếu không dung nạp lactose.
Câu hỏi 4: Khi nào mẹ bầu bị tiêu chảy cần gặp bác sĩ?
- Trả lời: Nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, kèm theo sốt cao, mất nước nghiêm trọng (khô miệng, chóng mặt), phân có máu hoặc đau bụng dữ dội, mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay lập tức.
Câu hỏi 5: Cách phòng ngừa tiêu chảy ở mẹ bầu như thế nào?
- Trả lời: Để phòng ngừa tiêu chảy, mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, tránh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn uống hợp lý và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
4. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm xử lý khi mẹ bầu bị tiêu chảy. Mong rằng với những chia sẻ này, Blogthuatngu.com sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích khi mang thai.