Trong cơ thể của con người, tá tràng là đoạn hình chữ C có chiều dài khoảng 25cm. Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trung chuyển thức ăn từ dạ dày và tham gia vào quá trình tiêu hóa ở ruột non. Tuy nhiên, không nhiều người biết tá tràng nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng của bộ phận này ra sao? Trong bài viết bên dưới, Blog Thuật Ngữ sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của tá tràng

Tá tràng nằm ở đâu?

Các căn bệnh về dạ dày thường kèm theo tá tràng. Một số tài liệu khoa học còn gọi chung 2 bộ phận này là dạ dày – tá tràng. Chính cách gọi này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng, tá tràng là dạ dày hay một phần của dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, tá tràng chính là phần đầu của ruột non. 2 phần còn lại của ruột non là hồi tràng và hỗng tràng.

Tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của tá tràng

Tìm hiểu tá tràng nằm ở đâu?

Tá tràng nằm ở phần tiếp giáp giữa ruột non và dạ dày. Cụ thể, bộ phần này bắt đầu từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Nói một cách khác, tá tràng chính là đoạn đầu của ruột non.

Bên cạnh đó, người ta còn sắp xếp dạ dày và tụy vào chung một nhóm và gọi là khối tá – tụy. Nguyên nhân là bởi vì đặc điểm giải phẫu của chúng khá giống nhau. Đồng thời, những bệnh lý của tá tràng thường liên quan mật thiết đến tụy và ngược lại.

Cấu tạo của tá tràng

Tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của tá tràng

Tìm hiểu cấu tạo của tá tràng

Tá tràng có chiều dài vô cùng khiêm tốn – chỉ khoảng 25cm. Phần còn lại chính là chiều dài của hồi tràng và hỗng tràng. Mặc dù vậy nhưng đặc điểm của tá tràng lại rất phức tạp. Nó được chia thành 4 phần và mỗi phần có hình dạng khác nhau. Để dễ hình dung nhất về tá tràng, các bạn cần phải liên tưởng đến hình chữ C ngược:

  • Tá tràng trên hướng lên phía bên phải và có hình dạng phình ra giống như củ hành. Vì vậy, người ta còn gọi tá tràng trên là hành tá tràng. Điểm đặc biệt của bộ phận này là nó thông với dạ dày qua lỗ môn vị.

  • Tá tràng xuống chạy dọc theo hướng bên phải của cột sống và có 2 chỗ tiếp giáp nhau. Chỗ tiếp giáp phía trên gọi là góc tá tràng trên còn chỗ tiếp giáp phía dưới gọi là góc tá tràng dưới.

  • Tá tràng ngang chạy qua cột sống theo phía từ phải sang trái.

  • Tá tràng lên nằm hướng phía bên trái và tiếp giáp với hỗng tràng. Bộ phận này được treo vào cơ hoành nhờ phần cơ treo tá tràng.

Theo đặc điểm giải phẫu, các nhà khoa học chia tá tràng ra thành năm lớp. Đây là đặc điểm chung của một số bộ phận khác trong ống tiêu hóa. Trong đó bao gồm cả ruột non, dạ dày và ruột già. 5 lớp này là thanh mạc, cơ, dưới thanh mạc, dưới niêm mạc và niêm mạc.

Chức năng của tá tràng

Tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của tá tràng

Tìm hiểu chức năng của tá tràng

Bên cạnh thắc mắc tá tràng nằm ở đâu, nhiều người còn băn khoăn không biết bộ phận này làm nhiệm vụ gì trong cơ thể con người. Chức năng của tá tràng chính là trung chuyển thức ăn giữa ruột non và dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn làm nhiệm vụ trung hòa axit của dịch tụy và dịch mật trước khi đi xuống hồi tràng và hỗng tràng của ruột non.

Do đó, nếu tá tràng không hoạt động tốt thì quá trình “liên lạc” của toàn bộ ống tiêu hóa sẽ có vấn đề. Đi kèm với đó là hàng loạt các bệnh lý không chỉ ở tá tràng mà có thể còn ở ruột già, dạ dày và ruột non.

Qua bài viết trên đây, Blog Thuật Ngữ hy vọng các bạn đã biết: “Tá tràng nằm ở đâu?” và những thông tin liên quan đến bộ phận này. Nếu còn điều gì thắc mắc, mọi người hãy đặt câu hỏi để được chúng tôi giải đáp trong khoảng thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan