Các chấn thương khi chơi bóng chuyền và cách xử lý kịp thời

Sức Khỏe

Bóng chuyền là môn thể thao cần dùng lực nhiều ở vai, tay để đánh bóng và cần lực chân mạnh để thực hiện các pha nhảy, tiếp đất. Do đó, người chơi bóng chuyền thường dễ bị các chấn thương như: bong gân mắt cá chân, chấn thương đầu gối, trật khớp vai,… Khi các chấn thương không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra các biến chứng về sau cho người chơi.

Tìm hiểu ngay các chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền và cách xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe xương khớp và duy trì các hoạt động thể thao yêu thích trong bài viết này!

1. Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương trong bóng chuyền

Nguyên nhân chính gây ra các chấn thương khi chơi bóng chuyền là thực hiện sai kỹ thuật và tập luyện quá mức các kỹ năng: chuyền bóng, đập bóng hay chắn bóng. Khi thực hiện động tác không đúng cách, các khớp xương và dây chằng có thể bị tác động mạnh, dẫn đến tổn thương.

Các vùng thường gặp chấn thương trong bóng chuyền là tay, chân và vai với các nguyên nhân trực tiếp như sau:

  • Chấn thương tay thường xảy ra ở các vị trí như cổ tay và ngón tay do bị bẻ cong quá mức đột ngột khi tiếp xúc với bóng hoặc thực hiện các động tác chắn bóng, chuyền bóng sai kỹ thuật.

  • Chấn thương chân thường xảy ra ở đầu gối, nguyên nhân là do các khớp bị xoắn mạnh đột ngột, hoặc khớp bị cứng do không khởi động đúng kỹ thuật từ trước.

  • Chấn thương vai xảy ra do dùng lực quá mức các cơ chóp xoay (gồm 4 nhóm cơ: cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé) khi thực hiện các động tác: chuyền bóng, đập bóng, chặn bóng trên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơ mà các dây chằng xung quanh vai sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các cơn đau hoặc chấn thương rách vai.

Các chấn thương khi chơi bóng chuyền và cách xử lý kịp thời

Tay, chân và vai là các bộ phận thường sử dụng lực nhiều để thực hiện các động tác chuyền bóng, đập bóng.

2. Những chấn thương thường gặp trong bóng chuyền và cách xử lý

2.1 Chấn thương tay

Các chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền thường là: Trật khớp cổ  tay, đứt dây chằng khuỷu tay, rách dây chằng, bầm tím bàn tay, gãy ngón tay,… Khi gặp chấn thương bạn nên xử lý như sau:

  • Dừng ngay hoạt động để tránh làm tổn thương nặng hơn.

  • Chườm đá để giảm đau hoặc dùng băng ép quấn xung quanh vị trí chấn thương để cố định vết thương, giảm áp lực lên các mô xung quanh.

  • Nên đi thăm khám bác sĩ khi bị đau kéo dài, nghi ngờ trật khớp hoặc rách dây chằng,… Đây là việc cần thiết để có phương án điều trị kịp thời nhằm giảm đau, đồng thời, thực hiện sớm các bài tập phục hồi chức năng bàn tay để tránh gây ra các biến chứng không mong muốn.

2.2 Chấn thương vai

Khi chơi bóng chuyền, bạn có thể gặp các chấn thương vai như: Bong gân khớp cổ tay, trật khớp vai, đứt dây chằng cổ vai,… Khi đó, bạn nên xử lý theo các cách xử lý sau đây:

  • Ngừng ngay hoạt động để tránh làm tổn thương nặng hơn.

  • Chườm đá vào vùng chấn thương khoảng 15 phút.

  • Thực hiện các bài tập để phục hồi như: kéo giãn nhóm cơ vùng vai, các động tác khớp vai nhẹ nhàng mà không gây đau.

  • Nếu vị trí chấn thương xuất hiện tình trạng sưng đỏ, hoặc cơn đau không thuyên giảm, bệnh nhân cần cần đến ngay các trung tâm chỉnh hình, cơ sở y tế để thăm khám bác sĩ.

Với các chấn thương này, bạn có thể kết hợp với những bài tập vật lý trị liệu cho khớp vai để đẩy nhanh quá trình phục hồi

Các chấn thương khi chơi bóng chuyền và cách xử lý kịp thời

Tập các bài tập phục hồi chức năng giúp giảm cơn đau sau chấn thương vai.

2.3 Chấn thương chân

Các chấn thương chân thường gặp khi chơi bóng chuyền có thể kể đến như: Viêm gân xương bánh chè, rách dây chằng chéo trước, rách bàn chân, bong gân mắt cá chân,… Cách xử lý được chuyên gia khuyến khích như sau:

  • Nghỉ ngơi và tránh lặp lại động tác gây đau.

  • Chườm đá để giảm đau, không nên xoa bóp vùng chấn thương để tránh ảnh hưởng đến vết thương và các nhóm cơ xung quanh.

  • Dùng băng ép quấn quanh vùng cơ bị đau, bệnh nhân có thể dùng nạng để cố định chân.

  • Tuyệt đối không thực hiện các động tác nắn khớp truyền thống, nếu xuất hiện tình trạng sưng tấy hoặc đau buốt dữ dội, bệnh nhân  nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị.

Hiểu rõ các nguyên nhân và cách xử lý chấn thương là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe khi tham gia các hoạt động thể thao như bóng chuyền. Người chơi cần chú ý đến kỹ thuật, khởi động đầy đủ và sử dụng trang bị phù hợp khi tham gia hoạt động.

Trong trường hợp chấn thương không thuyên giảm sau các bước sơ cứu, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở ý tế, bệnh viện uy tín để được điều trị sớm nhất!

Liên hệ ngay hotline 1900 3181 của Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn trực tiếp. Bạn có thể truy cập website myrehab-matsuoka.com để cập nhật các thông tin hữu ích về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *