Vong ơn bội nghĩa là gì? Và biểu hiện của những người vong ơn

Cập Nhật Giáo Dục

Có rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta nói về những người quên ân tình của người đã giúp đỡ mình. Trong đó, “Vong ơn bội nghĩa” là câu tục ngữ điển hình nhất. Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu chi tiết hơn xem vong ơn bội nghĩa là gì và biểu hiện của người vong ơn bội nghĩa trong đời sống.

1. Tìm hiểu vong ơn bội nghĩa là gì?

Vong ơn bội nghĩa là gì? Và biểu hiện của những người vong ơn

Tìm hiểu vong ơn bội nghĩa là gì?

Lòng biết ơn từ lâu đã là một đạo lý của dân tộc. Thế nhưng, một số người hôm nay lại đi ngược lại với truyền thống ấy, vô ơn với những người đã giúp mình đạt được thành công. Ông cha ta đã gọi những kẻ ấy bằng câu tục ngữ “Vong ơn bội nghĩa”.

Câu tục ngữ này có có hai vế: “Vong ơn” và “bội nghĩa”. Phần vế “vong ơn” là nói về những kẻ quên ơn những người đã giúp đỡ mình. Còn vế “bội nghĩa” nói về những kẻ thất tín với những người có công với mình. Cả hai vế dường như có ý nghĩa gần tương tự, được coi như hai từ đồng nghĩa hay được sử dụng.

Sự kết hợp hai từ ngữ này càng làm tăng thêm lời phê phán đến cay nghiệt những kẻ vong ơn và bội nghĩa. Sự phê phán này của ông bà ta là hoàn toàn đúng đắn và giàu triết lý.

2. Biểu hiện của sự vong ơn bội nghĩa là gì?

Vong ơn bội nghĩa là gì? Và biểu hiện của những người vong ơn

Biểu hiện của sự vong ơn bội nghĩa là gì?

  • Không biết ơn trước sự giúp đỡ của người khác: khi được giúp đỡ từ người khác, người vô ơn sẽ không một lời cảm ơn hoặc không bày tỏ thái độ biết ơn. Họ nghĩ rằng, việc người khác giúp đỡ mình là hiển nhiên, là nghĩa vụ.

  • Không tôn trọng người lớn tuổi: đặc biệt là bố mẹ, ông bà của họ. Những người này thường được ông bà bố mẹ cưng chiều từ nhỏ.

  • Tự cho mình là trung tâm, sống ích kỷ: họ chỉ biết nghĩ cho bản thân, không muốn chia sẻ tới người xung quanh.

  • Trốn tránh trách nhiệm mỗi khi gặp vấn đề, họ thường chỉ biết đổ lỗi. Nhất định không chủ động nhận sai, đó cũng là biểu hiện của sự vô ơn.

3. Một số thành ngữ, tục ngữ tương tự nói về sự vô ơn

Vong ơn bội nghĩa là gì? Và biểu hiện của những người vong ơn

Một số thành ngữ, tục ngữ tương tự nói về sự vô ơn

  • Ăn cây táo rào cây sung: có nghĩa là người hưởng hết quyền lợi ở nơi này nhưng lại ủng hộ, vun vén cho nơi khác.

  • Ăn cháo đá bát: người vô ơn bạc nghĩa, đối xử tệ bạc với người đã giúp đỡ mình.

  • Ăn mật trả gừng: được người khác đối đãi tử tế thế nhưng ta lại đối xử với người ta không ra gì.

  • Được chim bẻ ná, được cá quên nơm: có nghĩa là khi đạt được mục đích rồi thì quên ngay người đã giúp đỡ mình.

  • Khỏi vòng cong đuôi: chỉ người vô ơn, bội bạc. Khi vừa được cứu thoát khỏi hoạn nạn là quên ngay người đã cứu giúp mình.

  • Qua cầu rút ván: ý chỉ những kẻ vô ơn, bội nghĩa, khi đã hoàn thành xong việc rồi thì quay lưng lại với người ta.

  • Vay ơn nhất thời, đòi oán tam đại: câu này nói lên tâm lý của những kẻ vô ơn. Khi họ đã vay được rồi thì cảm ơn người ta rối rít, thế nhưng đến khi người ta đòi thì lại oán hận nặng nề.

  • Vắt chanh bỏ vỏ: những người này thường bòn rút hết sức lực của người khác. Cho đến khi thấy họ không còn hữu dụng nữa thì sẽ bỏ đi mà không thương tiếc.

Bài viết trên đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn về câu vong ơn bội nghĩa là gì. Đồng thời chỉ ra một vài thành ngữ liên quan đến sự vô ơn. Hy vọng bạn đã hiểu và đừng bao giờ biến mình trở thành một con người vô ơn để không bị người khác nói là “Vong ơn bội nghĩa”.

Bài viết liên quan