Dân gian Việt Nam ngoài từ ngữ được sử dụng thường ngày, thì trong sinh hoạt và cuộc sống cũng có khá nhiều những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Mục đích là để ám chỉ một điều gì đó khi không tiện nói thẳng hoặc làm tăng thêm phần phê phán hay ca ngợi. Xướng ca vô loài cũng là một cụm từ dùng để ám chỉ một điều gì đó. Vậy xướng ca vô loài nghĩa là gì? Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
1. Tìm hiểu “xướng ca vô loài” ý nghĩa là gì?
Tìm hiểu “xướng ca vô loài” ý nghĩa là gì?
Dưới thời phong kiến, “xướng ca vô loài” được dùng để chỉ những người làm nghề ca hát với nghĩa khinh bỉ, miệt thị. Vì theo quan niệm phong kiến thời xưa thì không có nghề “diễn viên”, “ca sĩ”. Trong xã hội thời đó chỉ có sĩ, công, nông thương được coi là nghề. Còn diễn viên và ca sĩ không được xếp vào hạng nghề nghiệp đáng quý trọng như “sĩ, nông, công, thương”.
Thay vào đó, người ta gọi họ là “bọn phường chèo, con hát”, là những người đáng bị khinh bỉ. Xướng ca vô loài có nghĩa là trong các loại nghề nghiệp hợp pháp, hợp đạo đức thì người hành nghề ca hát không được xếp vào loại nghề nào cả!
2. Vì sao “Xướng ca vô loài” lại là nghề đáng khinh bỉ trong xã hội xưa?
Vì sao “Xướng ca vô loài” lại là nghề đáng khinh bỉ trong xã hội xưa?
Xã hội ta xưa quan niệm “xướng ca vô loài” là một tầng lớp vô luân, bị coi thường, bị gọi là “lũ”. Sở dĩ bị coi thường như vậy không phải vì họ sa đọa, cách sống của họ cũng không sa đọa. Chỉ là những vai trò của họ đóng khi xướng hát không đi đúng với luân thường đạo lý cho nên bị coi thường.
Những người con có thể đóng một vai vua và người cha có thể đóng vai bề tôi quỳ lạy; anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng mà vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con,… Tất cả cái vô luân là ở đây, đi ngược lại với luân thường đạo lý, mặc dù là trong lúc trình diễn.
Chính vì những lẽ đó mà những người làm trong nghề hát ngày xưa bị coi thường. Nghề này thường bị gọi với cái tên “Xướng ca vô loài” trong xã hội ngày xưa.
3. “Xướng ca vô loài” như thế nào trong xã hội hiện tại?
“Xướng ca vô loài” như thế nào trong xã hội hiện tại?
Xướng ca vô loài là một quan niệm thành kiến và thực sai lầm ở thời phong kiến. Họ muốn nói những kẻ làm nghề ca hát là hoàn toàn mất hết nhân phẩm, đáng khinh rẻ, không thuộc tầng lớp nào.
Thế nhưng xã hội hiện tại đã khác. Trong quyển “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” của Trịnh Vân Thanh, NXB Văn học năm 2008 đã nhận xét rằng: “Đây là một thành kiến rất xấu với nghề ca hát, nhưng nay đã không còn nữa vì ca hát được xem là một nghệ thuật như các nghệ thuật khác”.
Các nghệ sĩ có tài nghệ cống hiến xuất sắc còn được nhà nước phong tặng nhiều chức danh, chẳng hạn như: “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”,… Có thể nói ngày nay, các ca nghệ sĩ luôn được khán giả dành trọn tình cảm hết sức đặc biệt, họ luôn được yêu mến, được săn đón mỗi khi xuất hiện. Sự thực thì họ không còn bị vướng vào những định kiến, những chê bai và quan niệm thành kiến sai lầm như thời xưa nữa.
Qua những nội dung trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin về câu nói Xướng ca vô loài nghĩa là gì? Đồng thời còn cung cấp các ý nghĩa, giải thích chi tiết về những định kiến và quan niệm xưa nay với nghề ca hát. Mong rằng những giải thích ở trên sẽ giúp cho các đọc giả có cái nhìn rõ nét và chân thực hơn, đồng thời thấu hiểu hơn với những nghệ sĩ thời xưa về công việc cũng như cuộc đời của họ.