Tuyến tuỵ là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể người. Đây cũng là cơ quan đảm nhận rất nhiều chức năng. Vì vậy để có được sức khoẻ tốt nhất, chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản về cơ quan này như: Tuyến tụy là gì? Tuyện Tụy nằm ở đâu? có chức năng gì và những bệnh lý liên quan đến tụy.
Nội dung chính:
Những thông tin cơ bản về tuyến tụy
Tuyến tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hoá. Phần lớn chúng ta thường chưa hiểu hết cấu tạo cũng như chức năng của bộ phận này đối với cơ thể.
Tuyến tụy nằm ở đâu?
Vị trí của tụy trong khoang bụng
Tụy là một cơ quan nằm sau phúc mạc, sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Đây là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết (tụy sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa các men tiêu hóa hay enzyme tiêu hóa), vừa đảm nhiệm chức năng nội tiết (tụy sản xuất và tiết vào trong máu các nội tiết tố hay hormone).
Cấu tạo tuyến tụy
Cấu tạo tuyến tụy
Tụy có cấu trúc gồm ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào tá tràng. Tụy có khối lượng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, ở một số loài động vật có thể có màu hồng nhạt, mỗi ngày trung bình tụy có thể tiết ra khoảng 0,8 lít dịch tiết.
Chức năng của tuỵ
Ngoài câu hỏi tụy nằm ở đâu, nhiều người chắc chắn vẫn còn thắc mắc các chức năng của tuyến tụy là gì? Tuyến tụy có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của tuyến nước bọt, gồm chức năng ngoại tiết và nội tiết:
Chức năng ngoại tiết
Tuyến tụy mỗi ngày bài tiết khoảng 1000ml dịch tụy. Lượng dịch tụy này được tiết ra nhiều nhất khi ăn. Dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và nhiều loại enzym giúp tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, bao gồm : Nhóm enzym tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase), amylase, enzym tiêu hóa lipid, enzym tiêu hóa acid nucleic.
Chức năng nội tiết
Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormon vào máu, trong số đó quan trọng nhất là insulin và glucagon.
-
Insulin có tác dụng giảm đường huyết (nếu thiếu hụt sẽ gây tăng đường huyết, liên quan chặt chẽ tới bệnh đái tháo đường)
-
Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết (tăng cường phân giải glycogen ở gan thành glucose ở máu
Những bệnh lý liên quan đến tuyến tụy
Sau những thông tin cơ bản về tuyến tụy như tụy nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng của tuyến tụy. Chắc chắn điều khiến mọi người quan tâm hơn cả là những bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Vậy những bệnh lý thường gặp liên quan đến tụy là gì?
Viêm tụy
Viêm tụy xảy ra khi các chất tiết enzym tuyến tụy tích tụ và bắt đầu tự tiêu hóa cơ quan này. Nó có thể là cơn đau cấp tính kéo dài vài ngày hoặc ở tình trạng mãn tính tiến triển trong khoảng thời gian nhiều năm.
Triệu chứng điển hình của bệnh: đau bụng trên, buồn nôn, sụt cân, vàng da, vàng mắt, sốt, chóng mặt,…
Ung thư tụy
Ung thư tụy thường khó phát hiện sớm
Dạng ung thư tuỵ phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến tụy, một khối u ngoại tiết phát sinh từ các tế bào lót trong ống tụy. Một dạng ít phổ biến hơn, khối u nội tiết, chiếm ít hơn 5% tổng số các khối u tuyến tụy và đôi khi được gọi là khối u tế bào nội tiết.
Các triệu chứng ung thư tuyến tụy đặc trưng:
-
Giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.
-
Khó tiêu.
-
Vàng da.
U nang tuyến tụy
U nang tuyến tụy là hiện tượng hình thành một túi dịch kín bên trên hoặc trong tuyến tụy. Đa số các trường hợp u nang là lành tính và chỉ gây viêm tụy. Tuy nhiên, một số u nang vẫn có thể tiến triển thành ung thư hoặc tiền ung thư nếu không được can thiệp điều trị sớm.
U nang tuyến tụy thường có ít hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Phần lớn các ca mắc bệnh được phát hiện tình cờ khi khám sàng lọc sức khỏe, chụp CT hoặc MRI vùng bụng. Khi u nang phát triển đến một mức độ nhất định, người bệnh gặp phải các triệu chứng như: đau lưng, đau bụng, sưng bụng, vàng da, tiêu chảy, chán ăn, phân màu nhạt,…
Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng. Do vậy mọi người cần nắm bắt các thông tin liên quan đến nó như tuyến tụy nằm ở đâu và các bệnh lý ở tuyến tụy. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt nhất!