Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc cho con bú trực tiếp dòng sữa thơm ngon chảy ra từ bầu ngực của mẹ luôn được các chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, việc cho em bé bú trực tiếp mỗi ngày không phải ai cũng thực hiện được. Có nhiều trường hợp bắt buộc phải bú bình, mẹ đi làm xa, hoặc khi nhiều sữa, mẹ có thể vắt ra bảo quản trong ngăn tủ lạnh. Cách này vừa tránh tắc tia sữa, vừa có nguồn sữa mẹ dự trữ dồi dào sau này cho em bé hàng ngày.
Việc dự trữ sữa mẹ trong bình/túi hiện nay được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Những chiếc túi hay bình trữ sữa có nhiều thể tích khác nhau. Dù mẹ đã cố gắng ước lượng sữa đong vào bình cho phù hợp với bé thì em bé cũng có bữa bú nhiều, bữa bú ít. Bé bú thừa không hết bình là chuyện thường xuyên xảy ra. Và có nhiều bà mẹ thường hay thắc mắc: Nếu sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Hãy cùng với Blog Thuật Ngữ tìm hiểu trong phần dưới đây nhá.
Nội dung chính:
Thời gian bảo quản sữa mẹ? Sữa mẹ bé bú thừa để được bao lâu?
Việc sữa mẹ có thể bảo quản được an toàn trong bao lâu phụ thuộc vào: lượng sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự dao động nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông, độ sạch của môi trường. Theo hướng dẫn bảo quản sữa mẹ của CDC hoa kỳ, thời gian an toàn bảo quản sữa như sau:
Như vậy, cho dù sữa đó mới vắt, hay là sữa đã rã đông, sữa được làm ấm… dù bảo quản trong bất kì môi trường nào: nhiệt độ phòng, ngăn mát, hay ngăn đá tủ lạnh… Nếu bé bú thừa, thì chỉ giữ được tốt nhất trong vòng 2 giờ sau khi dùng. Sau thời gian đó, nếu bé bú không hết mẹ nên bỏ đi, tuyệt đối không cho bé bú tiếp hoặc cấp đông trong tủ lạnh.
Sữa mẹ được giữ tốt nhất trong vòng 2 giờ sau khi dùng
Lưu ý bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Và để đảm bảo việc bảo quản sữa mẹ tốt nhất, cần một vài lưu ý sau:
Trước khi vắt
- Rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có độ cồn ít nhất là 16 độ.
- Các mẹ có thể hút sữa bằng tay hoặc máy hút sữa (bằng tay hoặc bằng điện)
- Nếu sử dụng máy hút sữa, kiểm tra bộ hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Bỏ hoặc thay thế ống bị mốc.
- Nếu dùng chung máy hút sữa, hãy làm sạch dụng cụ trước khi hút.
Sau khi vắt
- Sử dụng bình sạch để đựng. bảo đảm bình có nắp kín để đậy. Tránh các bình có kí hiệu tái chế số 7, biểu tượng này cho thấy chai có thể được làm bằng nhựa chứa BPA.
- Không bao giờ bảo quản sữa mẹ trong túi dùng một lần hoặc túi không phải để trữ sữa mẹ.
- Có thể bảo quản sữa mới vắt hoặc hút trong thời gian khuyến nghị để đảm bảo sữa có chất lượng tốt nhất: Dưới 4 tiếng ở nhiệt độ phòng, dưới 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh và dưới 6 tháng trong ngăn đá tủ lạnh (có thể đến 12 tháng)
- Nếu mẹ biết rằng sữa không thể dùng trong vòng 2 tiếng thì bỏ ngay vào ngăn mát dùng trong 4 ngày, nếu không dùng hết nữa thì cho vào ngăn đông tủ lạnh ngay.
Mẹo bảo quản
- Ghi rõ ràng ngày vắt sữa lên túi/bình.
- Sữa mới để vào trong, sữa cũ để ra ngoài. Khi sử dụng hãy sử dụng theo thứ tự các ngày đã ghi.
- Không bảo quản sữa ở của tủ của ngăn mát hoặc ngăn đá vì khi đóng mở cửa làm thay đổi nhiệt độ nhiều, không tốt cho chất lượng sữa.
- Nếu mẹ biết rằng sữa không thể dùng trong vòng 4 ngày tới thì cho vào ngăn đông tủ lạnh ngay.
- Khi làm đông sữa mẹ cần lưu ý: Một là trữ một lượng vừa đủ cho 1 cữ bú của bé để tránh lãng phí sau khi rã đông. Hai là để 1 khoảng trống trên cùng của túi/bình để khi đông lại, thể tích sữa nở ra không làm ảnh hưởng tới túi/bình.
- Nếu mẹ ở xa, đi du lịch hoặc cần vận chuyển sữa đi xa, có thể sử dụng túi đá khô để bảo quản sữa. Thời gian tối đa trong túi đá/thùng xốp là 24 giờ. Khi đến nơi hãy dùng ngay lập tức, bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh tùy theo thời gian sử dụng.
Sữa mẹ bú thừa có cần phải hâm lại cho ấm?
Không cần thiết phải hâm nóng sữa mẹ. Các mẹ có thể cho em bé bú ở trong nhiệt độ phòng hoặc lạnh.
Sữa mẹ có thể bú trong nhiệt độ phòng hoặc lạnh
Một vài lưu ý khi mẹ muốn hâm nóng sữa mẹ:
- Túi/bình đựng phải kín
- Cho túi/bình kín vào bát nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm (không dùng nước nóng) trong vài phút.
- Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách dùng nhiệt kế, nhỏ một số giọt lên cổ tay hoặc mu bàn tay. Tuyệt đối không dùng lưỡi để nếm hoặc thử nhiệt độ bằng ngón tay chỏ.
- Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc lò vi sóng.
- Xoay bình sữa để trộn đều chất béo đã bị tách ra.
Hi vọng qua bài viết này, các mẹ đã có những kiến thức đúng hướng về bảo quản sữa mẹ, nhất là sữa bé dú dư. Bác sĩ chúc mẹ luôn giữ được những dòng sữa ngọt lành cho sự phát triển toàn diện bé yêu của mình.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thể biết được: Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống để chăm sóc cho em bé được an toàn và hiệu quả hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác? Hãy để lại bình luận bên dưới để cùng với Blog Thuật Ngữ trao đổi thêm nhé!