Nếu bạn quan tâm đến các tin tức tài chính, gói tín dụng hoặc các khoản vay tại các tổ chức tài chính chắc hẳn đã rất quen thuộc với khái niệm room tín dụng. Đặc biệt nó là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Vậy room tín dụng là gì? Tại sao cần có room tín dụng? Sau đây Blog Thuật Ngữ sẽ chia sẻ từ A-Z về room tín dụng cho bạn. 

1. Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là gì? Từ A-Z về room tín dụng bạn nên biết

Room tín dụng là gì?

Là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, thì “room tín dụng”  dùng để chỉ hạn mức hoặc giới hạn cho vay của một ngân hàng nào đó. Vào dịp đầu mỗi năm, ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức công bố mức room tín dụng cho toàn ngành ngân hàng từ đó quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa.

Ví dụ năm 2011, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát cao đột biến. Khi đó ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành mức room tín dụng nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng lạm phát. Cho đến hiện nay, room tín dụng vẫn được áp dụng. Mỗi ngân hàng thương mại (NHTM) tùy vào khả năng tài chính, hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng thì NHNN sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng hợp lý.

2. Tại sao Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng?

Room tín dụng là gì? Từ A-Z về room tín dụng bạn nên biết

Tại sao Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng?

Ngân hàng nhà nước luôn phải quản lý nghiêm và quy định chặt chẽ về hạn mức room tín dụng. Bởi nó là yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và chất lượng tín dụng của một cả hệ thống ngân hàng.

  • Kiểm soát và đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng

Trước khi áp dụng hạn mức room tín dụng thì tín dụng tại Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng nóng, đạt mức rất cao, lên tới 30-50%. Chính vì vậy tốc độ này đã vượt quá khả năng quản trị của các NHTM, từ đó gây ra nhiều hệ lụy cho ngành tài chính điển hình như sự thiếu cân đối vốn, lạm phát phi mã và rủi ro thanh toán. Như vậy, việc Nhà nước quy định room tín dụng là một việc rất cần thiết nhằm xác định giới hạn an toàn cho việc cấp tín dụng.

  • Kiểm soát và đảm bảo chất lượng tín dụng của các ngân hàng

NHNN cũng có quy định hạn mức tín dụng từ đó nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tùy vào năng lực quản lý mà mỗi ngân hàng sẽ có một hạn mức room tín dụng phù hợp để duy trì quỹ tín dụng lành mạnh, an toàn, cân đối.

Hơn nữa, việc quản lý chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cũng rất quan trọng bởi nó có khả năng đảm bảo rằng các khoản vay được cấp cho các cá nhân, đơn vị có khả năng trả nợ. Nếu làm qua loa các ngân hàng sẽ có nguy cơ nợ xấu cao, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động của toàn ngành ngân hàng.

3. Cập nhật mới nhất về room tín dụng tại một số ngân hàng 

Sau đây là cập nhập mới nhất tính đến năm 2022 về room tín dụng của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể, Sacombank (4%), Agribank (3,5%), HDBank (3,4%), MB (3,2%), OCB (3,1%) và VIB (3 %). Bên cạnh đó, Vietcombank và Techcombank được công bố mức tăng room tín dụng 2,7%, TPBank ghi nhận mức tăng 1,2%.

Mới đây, Vietcombank đã cho biết mức tín dụng của ngân hàng này trong năm 2022 hiện đang là 17,7%. Bên cạnh đó, Agribank là ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất trong hệ thống ngân hàng đã được nới rộng thêm 3,5% so với mức 7% trước đó.

Xem thêm: Hướng dẫn nạp tiền qua Marketpays chi tiết, đơn giản nhất

Trên đây là một số chia sẻ về room tín dụng mà Blog Thuật Ngữ muốn chia sẻ tới bạn. Hãy thường xuyên theo dõi trang để cập nhập thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Bài viết liên quan