Mang thai, nhất là những tháng đầu tiên, là thời điểm người mẹ có nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Để cả mẹ và bé được phát triển tốt trong toàn bộ thai kỳ, mẹ bầu cần nắm rõ những điều kiêng kỵ khi mang thai. Một vài lời khuyên dưới đây của Blog Thuật Ngữ sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng và sẵn sàng chào đón con yêu chào đời khỏe mạnh.
Tránh những điều kiêng kỵ khi mang thai để mẹ khỏe bé vui
Nội dung chính:
Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai
Các loại rau nên kiêng khi mang thai
Mẹ bầu Việt có rất nhiều lựa chọn về các loại rau. Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau sau nên tránh hoặc chỉ ăn một lượng rất ít mỗi ngày để tránh tình trạng nhiễm bệnh cho mẹ hoặc kích thích sinh non.
Cụ thể, các mẹ lưu ý tránh ăn những loại rau sau: ngải cứu (dễ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên), rau ngót (gây co thắt tử cung), rau răm (gây mất máu và co bóp tử cung).
Các loại quả nên kiêng khi mang thai
Hoa quả là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng nhằm tăng cường vitamin và các loại khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh ăn các loại quả ngọt làm tăng đường huyết như nhãn, vải hoặc quả gây nóng như đào, mận.
Một vài loại quả gây kích thích tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai gồm dứa, đu đủ xanh cũng không nên sử dụng.
Các thực phẩm nên kiêng khi mang thai
Khi nhắc đến những điều kiêng kỵ khi mang thai, một trong những điều mẹ bầu nên nhớ là không được ăn các thực phẩm chế biến từ nội tạng. Thức ăn từ lòng, mề, gan có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Ngoài ra, cá thu, cá ngừ,… chứa nhiều thủy ngân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của em bé. Bạn không cần kiêng ăn cá. Nếu biết cách ăn các loại cá ít thủy ngân và chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá chép có thể giúp con phát triển tốt và thông minh hơn.
Đồ sống chưa qua chế biến, đồ đóng hộp sẵn hoặc rượu bia không được khuyến khích sử dụng. Ngoài ra, caffeine là nguyên nhân dẫn đến tăng nhịp tim, huyết áp cho mẹ bầu. Mức cafein được phép tiêu thụ mỗi ngày là từ 150 – 300 mg.
Mẹ bầu cần chú ý ăn uống khi mang thai
Những điều nên kiêng khi mang thai liên quan đến vận động
Vận động mạnh
Phụ nữ mang thai không nên mang vác nặng để tránh sa tử cung. Ngoài ra, các hoạt động thể chất quá mạnh và tham gia trò chơi nguy hiểm, bạo lực có thể động thai, sẩy thai.
Giày cao gót
Phụ nữ luôn mong muốn mình sở hữu một vóc dáng và chiều cao như mơ bằng cách đi giày cao gót. Tuy nhiên, trong thời gian mang bầu, bạn hãy dành sự ưu tiên cho con yêu trước nhé. Cân nặng dần tăng lên trong thời gian thai kỳ cộng với giày cao gót sẽ tạo áp lực lớn cho đôi chân, gây ra tình trạng phù nề, chuột rút rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Các tư thế vận động nên tránh
Các mẹ cũng không nên gập người lên xuống liên tục sẽ gây choáng do lượng máu được bơm lên não chậm. Ngoài ra, cũng không nên ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc bắt chéo chân để tránh bị sưng phù. Chị em đang mang thai lưu ý nên vận động nhẹ nhàng và từ tốn.
Đi lại nhẹ nhàng giúp tăng sức khỏe cho phụ nữ mang thai
Sai lầm lớn nhất của mẹ bầu – Tin mọi điều bạn biết được
Chỉ vài dòng gõ phím sẽ đưa đến cho các bà bầu rất nhiều thông tin về mang thai. Tuy nhiên, bạn cần thật sự tỉnh táo để chọn lọc và quyết định sử dụng thông tin nào. Với những thông tin chắc chắn và xác thực, bạn có thể nghe theo. Tuy nhiên, để chắc chắn trước những thắc mắc trái chiều như sử dụng thực phẩm chức năng, việc quan hệ vợ chồng,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những câu hỏi thường gặp về mang thai
Câu hỏi 1: Dấu hiệu mang thai sớm là gì?
- Trả lời: Các dấu hiệu mang thai sớm có thể bao gồm chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, đau ngực, đi tiểu nhiều hơn, thay đổi khẩu vị và tâm trạng thất thường. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đi khám bác sĩ.
Câu hỏi 2: Khi nào nên đi khám thai lần đầu?
- Trả lời: Nên đi khám thai lần đầu khi bạn phát hiện mình mang thai (thường sau khi chậm kinh từ 1-2 tuần). Bác sĩ sẽ xác nhận thai kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng quát và đưa ra lịch trình khám thai phù hợp.
Câu hỏi 3: Phụ nữ mang thai nên ăn gì để tốt cho thai nhi?
- Trả lời: Phụ nữ mang thai nên ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc, cá, trứng, và sữa. Ngoài ra, cần bổ sung axit folic, sắt, canxi và omega-3 để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Câu hỏi 4: Có nên tập thể dục khi mang thai không?
- Trả lời: Có, việc tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp giúp cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội đều an toàn. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Câu hỏi 5: Khi mang thai có nên uống thuốc không?
- Trả lời: Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả thuốc không kê đơn. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Kết luận
Mang thai là điều kì diệu và thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Hãy áp dụng có chọn lọc gợi ý về những điều kiêng kỵ khi mang thai ở trên để có được thai kỳ an toàn và khỏe mạnh các mẹ bầu nhé.