Ngủ nhiều có tốt không? Người trẻ không nên bỏ qua thông tin này

Cập Nhật Sức Khỏe

Giấc ngủ là một hiện tượng tự nhiên cũng là phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tất cả chúng ta đều biết giấc ngủ đủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mới. Thế nhưng ngủ nhiều có tốt không? Hay chất lượng giấc ngủ có tỉ lệ thuận với độ dài của giấc ngủ không? Hãy cùng Blog Thuật Ngữ đi tìm câu trả lời qua những thông tin hữu ích dưới đây:

1. Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ngủ quá nhiều

Ngủ nhiều có tốt không? Người trẻ không nên bỏ qua thông tin này

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ngủ quá nhiều

Các chuyên gia khuyến cáo, trung bình một người trường thành bình thường cần ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thể tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc hoặc học tập. Nếu chúng ta ngủ nhiều hơn 9 tiếng một ngày và kèm theo một số triệu chứng sau đây thì có nghĩa cơ thể đang cảnh báo bạn đã ngủ quá nhiều:

  • Cảm thấy uể oải khó chịu cả ngày

  • Khó khăn trong việc thức dậy vào buổi sáng, thường trễ giờ thức dậy đã đặt trước

  • Thường xuyên mơ màng, khó tập trung

  • Hiệu suất lao động và học tập thấp.

Lưu ý rằng, trường hợp vì lý do bất khả kháng khiến bạn thiếu ngủ vào hôm trước và phải ngủ bù vào hôm sau thì việc xuất hiện một trong số các tình trạng kể trên là điều rất bình thường và bạn không cần lo lắng.

2. Ngủ nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ngủ nhiều có tốt không? Người trẻ không nên bỏ qua thông tin này

Ngủ nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Câu trả lời cho câu hỏi này đường nhiêu là không. Phải khẳng định rằng chỉ có giấc ngủ đủ và chất lượng mới là nền tảng của một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Vậy nhưng, cụ thể hệ quả của việc ngủ quá nhiều là gì, cùng Blog Thuật Ngữ điểm qua ngay một số tác hại sau đây:

  • Bệnh béo phì: Nghiên cứu cho thấy những người ngủ trên 9 tiếng một ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn người 7 hoặc 8 tiếng một ngày đến 21%.

  • Chứng đau đầu: Các chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra, nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày, chất lượng giấc ngủ vào ban đêm sẽ bị ảnh hưởng, không những vậy cơ thể còn có xu hướng bị đau đầu vào buổi sáng do ảnh hưởng của giấc ngủ ngày tới một số chất dẫn truyền thần kinh có trong não.

  • Bệnh trầm cảm: Ngủ quá nhiều đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian tham gia vào các hoạt động, tương tác xã hội, vì vậy tình trạng này tiềm tàng nguy cơ mắc hoặc chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn của căn bệnh này.

  • Bệnh tim: Thống kê cho thấy người ngủ trên 9 tiếng một ngày có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn 38% so với người ngủ 7 -8 tiếng.

3. Những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ

Ngủ nhiều có tốt không? Người trẻ không nên bỏ qua thông tin này

Những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, ngủ quá nhiều? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nếu bạn muốn giải quyết triệt để tình trạng ngủ nhiều của mình.

  • Thứ nhất, ngủ nhiều do mắc một trong các chứng rối loạn giấc ngủ như ngủ rũ, chân không nghỉ, ngưng thở khi ngủ. Nếu đây là nguyên nhân ngủ nhiều của bạn, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

  • Thứ hai, ngủ nhiều do tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc đặc trị như giảm đau, hạ sốt, an thần, chống trầm cảm…đều có khả năng gây buồn ngủ cho người sử dụng. Đối với những trường hợp này, sau thời gian sử dụng thuốc chứng ngủ nhiều sẽ tự động biến mất.

  • Thứ ba, ngủ nhiều do thói quen xấu: nhiều người đặc biệt là người trẻ có thói quen ngủ nhiều, lười vận động, tham gia các hoạt động xã hội. Đối với trường hợp này, việc thay đổi thói quen và xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ là giải pháp hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi ngủ nhiều có tốt không Blog Thuật Ngữ muốn chia sẻ tới các bạn.

Bài viết liên quan