Đồng sàng dị mộng nghĩa là gì? Giải thích chính xác về đồng sàng dị mộng

Cập Nhật Giáo Dục

Đồng sàng dị mộng là cầu thành ngữ bắt nguồn từ nguyên văn tiếng Hán và vẫn giữ được trọn vẹn ý nghĩa khi dịch ra tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn đồng sàng dị mộng là gì? Mời các bạn hãy cùng Blog Thuật Ngữ tìm hiểu qua những thông tin bổ ích ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Đồng sàng dị mộng nghĩa là gì?

Đồng sàng dị mộng nghĩa là gì? Giải thích chính xác về đồng sàng dị mộng

Đồng sàng dị mộng nghĩa là gì?

Đồng sàng dị mộng là một câu thành ngữ được dịch nguyên văn từ tiếng Hán là同床异梦 (phiên âm:  tóng chuáng yì mèng). Theo đó, để hiểu rõ nghĩa của đồng sàng dị mộng là gì thì chúng ta hãy cùng cắt nghĩa từng từ như sau:

  • 同 (tóng): 同 (tóng) trong từ 共同 (gòng tóng): nghĩa là giống nhau hay cùng nhau.

  • 床 (chuáng): 床 (chuáng) trong từ 床铺 (chuáng pù): nghĩa là giường ngủ.

  • 异 (yì): 异 (yì) trong từ  奇异 (qí yì): nghĩa là không giống, khác nhau.

  • 梦 (mèng): 梦 (mèng) trong từ 梦想 (mèng xiǎng): nghĩa là giấc mơ.

Thông qua việc cắt nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng, nghĩa đen của đồng sàng dị mộng chính là cùng ngủ chung một giường nhưng lại có những giấc mơ không giống nhau. Đây được xem là nghĩa căn bản nhất của đồng sàng dị mộng. Tuy nhiên, tùy vào từng ngữ cảnh cũng như từng trường hợp riêng biệt mà đồng sàng dị mộng sẽ được mở rộng nghĩa hơn cho phù hợp nhất.

Đồng thời, đồng sàng dị mộng còn có một số nghĩa bóng có thể kể đến như là:

  • Đồng sàng dị mộng chỉ những cặp vợ chồng sống chung với nhau nhưng lại không yêu nhau mà sâu trong tâm chỉ nghĩa về người khác.  Tức là họ giành tình yêu cho những người ngoài cuộc chứ không phải vợ hay chồng của mình

  • Đồng sàng dị mộng còn thể hiện ý nghĩa là 2 người đang cùng làm chung 1 công việc nhưng không có chung chí hướng hay ý tưởng nào cả. Bởi mỗi người đều có những dự định riêng cho bản thân.

2. Tìm hiểu về nguồn gốc của đồng sàng dị mộng

Đồng sàng dị mộng nghĩa là gì? Giải thích chính xác về đồng sàng dị mộng

Tìm hiểu về nguồn gốc của đồng sàng dị mộng

Dựa vào điển tích, điển cố của Trung Hoa về nhà văn Trần Lượng thời Nam Tông. Sau khi ông gặp nạn đã được sống tại một ngôi nhà rất xinh đẹp với 3 gian phòng nhỏ. Tại đây, ông đã viết thư gửi đến bạn mình là Chu Hi nhằm kể lại những điều không may mắn mà mình vừa xảy ra cũng như cuộc sống hiện nay.

Trong bức thư ấy, Trần Lượng kể về gian phòng của mình với tên gọi là “Bão Tất”. Đi kèm với đó là bài thơ “Bão Tất ngâm” khi ông có nhắc đến Gia Cát Lượng, Châu Cung và nhiều cổ nhân khác, mỗi người đều có chí hướng riêng. Cho dù cùng nằm trên chiếc giường như họ đều có những giấc mơ riêng, không nhất thiết phải so sánh với các bậc cổ nhân.

“Cùng giường nhưng mỗi người lại có cho mình những giấc mơ riêng, Châu Cung còn không học được, hà tất nhất nhất phải nói tới Khổng Minh thay” (Dữ Chu Nguyên Hối bí thư thư”. Có thể nói, nghe được những điều này, Trần Lượng tự nhiên sẽ không thở dài nhưng sự canh cánh trong lòng không thể tự phát.

Sau này, đồng sàng dị mộng chính là từ điển tích, điển cố này mà ra. Bởi nó ẩn dụ cho việc sống cùng nhau, hay làm cùng 1 việc gì đó nhưng ý kiến thì không hề giống nay. Tức là mỗi người đều có cho mình những dự định riêng biệt.

3. Những câu hỏi thường gặp về đồng sàng dị mộng

Câu hỏi 1: Đồng sàng dị mộng là gì?

  • Trả lời: Đồng sàng dị mộng là một thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa hai người chung giường nhưng suy nghĩ và mục tiêu khác nhau. Cụm từ này thường được sử dụng để chỉ tình trạng vợ chồng sống chung nhưng không còn chung chí hướng hay tình cảm.

Câu hỏi 2: Nguồn gốc của cụm từ “đồng sàng dị mộng” là gì?

  • Trả lời: Cụm từ này có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, xuất hiện trong các tác phẩm văn học cổ. Nó thể hiện sự trái ngược trong suy nghĩ hoặc mục tiêu của hai người mặc dù họ vẫn ở bên nhau.

Câu hỏi 3: Đồng sàng dị mộng thường xảy ra trong hoàn cảnh nào?

  • Trả lời: Đồng sàng dị mộng thường xảy ra trong hôn nhân khi vợ chồng không còn cùng quan điểm sống, mục tiêu, hoặc tình cảm như trước. Nó cũng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ đối tác kinh doanh khi các bên không còn chung mục đích.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để nhận biết tình trạng đồng sàng dị mộng?

  • Trả lời: Dấu hiệu của đồng sàng dị mộng bao gồm thiếu sự giao tiếp, không còn quan tâm đến cảm xúc của nhau, ít chia sẻ suy nghĩ hoặc kế hoạch tương lai, và cảm giác cô đơn dù vẫn sống chung.

Câu hỏi 5: Cách giải quyết tình trạng đồng sàng dị mộng trong hôn nhân là gì?

  • Trả lời: Để giải quyết tình trạng này, cần thẳng thắn trao đổi cảm xúc và mong muốn của mỗi bên. Tìm kiếm sự thấu hiểu và đồng cảm, cùng nhau xây dựng lại mục tiêu chung, hoặc tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn hôn nhân.

4. Kết luận

Bài viết trên là những thông tin bổ ích về đồng sàng dị mộng nghĩa là gì mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nghĩa của câu thành ngữ này. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và theo dõi các bạn viết của Blog Thuật Ngữ.

Bài viết liên quan