Đau bụng là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở cơ thể con người và chúng sẽ tự biến mất sau ít phút. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi tình trạng đau bụng kéo dài trong nhiều này, đặc biệt là khi bị đau bụng bên trái liên tục thì hãy gặp ngay bác sĩ để được tham khám sức khỏe nhé.
Vậy Đau bụng bên trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tham khảo chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhá.
Nội dung chính:
Đau bụng bên trái là bệnh gì?
Có thể nói, các bác sĩ dựa vào vị trí đau của bệnh nhân để bước đầu chẩn đoán họ đang mắc căn bệnh gì? Bệnh nhân hãy xác định chính xác vị trí đau bụng, đó là phía trên bên trái hay phía dưới bên trái. Điều này sẽ giúp các bác sĩ trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh khá nhiều.
1. Đau bụng trên bên trái
Hiện tượng đau bụng bên trái phía trên xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân, tuy nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì vậy, họ thường chủ quan và không đi khám để được phát hiện bệnh sớm. Vậy đau bụng trên bên trái là biểu hiện của bệnh gì? Hãy cùng Blog Thuật Ngữ tham khảo nhé!
Đầu tiên, bạn cần xác định được vùng bụng trên là ở đâu? Người ta coi vùng bên trên là phần từ xương ức và dài trên rốn. thường thì, đau bụng âm ỉ ở khu vực bụng trên bên trái chứng tỏ một vài cơ quan như: tụy, thận trái và dạ dày đang hoạt động không ổn định.
Đối với bệnh nhân bị thận, dấu hiệu rõ rệt nhất đó là lưng trái đột nhiên bị đau nhói. Sau đó, cơn đau di chuyển sang bụng trái phía trên khiến người bệnh vận động khó khăn. Bên cạnh những dấu hiệu trên, một số người còn bị đi tiểu ra máu và có hiện tượng sốt cao.
Người bị đau dạ dày sẽ có cảm giác bụng nóng, đau bụng bên trái âm ỉ, thỉnh thoảng còn thấy xuất hiện cơn đau quằn quại. Bệnh nhân khi ăn chưa hoặc cay nóng thì sẽ cảm nhận được cơn đau bụng rất rõ ràng. Nếu bạn thấy có một số biểu hiện đi kèm như: ợ chua, hay chướng bụng thì nên đi khám sớm để được điều trị dạ dày.
Bên cạnh đó, đau bụng trên bên trái cũng có thể là biểu hiện của bệnh liên quan tới tụy tạng. Bệnh nhân phải trải qua những cơn đau quặn ở bụng trên và vùng lưng.
2. Đau bụng dưới bên trái
Phần bụng dưới bên trái là nơi tập trung nhiều cơ quan thiết yếu của cơ thể, trong đó chủ yếu là cơ quan tiêu hóa và bài tiết.
Lý do chính khiến bạn bị đau bụng bên trái phía dưới đó là do rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy đau quằn quại ở bụng dưới kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bụng trở nên cứng và đau nhẹ khi chạm vào bụng. Tuy nhiên, bệnh này không quá nghiêm trọng và không mất quá nhiều thời gian điều trị.
Đau bụng dữ dội ở phía dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan tới bàng quang. Bệnh nhân cần chú ý để phân biệt với những bệnh khác có thể gặp phải. Bên cạnh hiện tượng đau bụng, một số biểu hiện khác như: đi tiểu nhiều lần, có lẫn máu hoặc bị buốt khi đi vệ sinh.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, hiện tượng bụng trái phía dưới bị đau xuất phát từ bệnh viêm loét đại tràng, trực tràng hoặc bệnh sỏi tiết niệu. Đây là những căn bệnh cần được điều trị sớm để hạn chế những hậu quả khôn lường.
Đau bụng bên trái có nguy hiểm hay không?
Sức khỏe của con người là món quà vô giá, vì thế chúng mình cần tự biết chăm sóc và bảo vệ chúng. Khi bạn thấy mình bị đau bụng bên trái thì đừng chủ quan nghĩ đó là hiện tượng bình thường. Sở dĩ như vậy là vì, vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu như vùng bụng bên trái đau có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh.
Vậy những cơ quan thiết yếu nằm ở bụng bên trái là gì? chúng mình có thể kể tới như: lá lách, thận trái, một phần dạ dày và ruột già, đáy phổi trái, buồng trứng bên trái, thùy gan trái và đuôi tụy,…
Hiện tượng đau xuất hiện ở những vị trí khác nhau là dấu hiệu của những loại bệnh khác biệt, vì thế chúng ta phải chú ý theo dõi về tình trạng và mức độ của các cơn đau. Ngoài ra, hiện tượng đau bụng vùng bên trái ở nam và nữ cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác biệt.
Đau bụng trái ở nam và nữ có gì khác nhau?
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng bụng trái đau âm ỉ hoặc đau quặn còn đến từ nhiều yếu tố khác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân nam và nữ cùng bị đau nhưng lại do các bệnh khác nhau, chúng liên quan tới cơ quan sinh sản.
Đối với nữ giới, nếu như hiện tượng chảy máu âm đạo kèm theo với đau bụng liên tục, những cơn đau quặn thì có khả năng bạn đang mang thai bên ngoài tử cung hoặc đã sảy thai. Nhiều trường hợp bị đau bụng ở vùng bên trái là triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng và u xơ tử cung. Các bạn nữ cẩn phải thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường về cơn đau bụng để đi khám ngay bác sĩ lập tức.
Nam giới cũng xuất hiện tình trạng đau bụng bên trái khi cơ quan sinh sản đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Một vài bệnh có thể kể tới đó là: viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt hoặc xoắn tinh hoàn. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ tác động nghiêm trọng đến chức năng của cơ quan sinh sản. Nhiều người có nguy cơ bị vô sinh vì không phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Hướng dẫn cách giảm đau tại nhà
Đau bụng khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng. Khi bạn chưa kịp đi khám thì hãy áp dụng một vài bí quyết dưới đây để giảm cơn đau.
- Cách 1 sử dụng gừng tươi: Một trong những bài thuốc gia truyền giúp giảm đau bụng nhanh chóng nhất đó là sử dụng gừng tươi. Công dụng chính đó là lưu thông máu dễ dàng hơn, vậy nên khi bạn bị đau bụng bên trái thì hãy thưởng thức một cốc trà gừng, vừa ấm bụng và giảm đau.
- Cách 2 sử dụng mật Ong: Mật ong cũng được rất nhiều người cho là phương thuốc để giúp giảm nhanh cơn đau bụng ngay lập tức. Bí quyết rất đơn giản, bạn pha mật ong cùng nước ấm rồi thưởng thức. Những cơn đau bụng sẽ không làm phiền bạn quá lâu nữa đâu.
Tuy nhưng, hai cách trên đây chỉ giúp giảm đau tại chỗ, bạn vẫn nên dành thời gian đi khám bác sĩ. Vì hiện tượng đau bụng bên trái là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu như bạn chủ quan thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khó lường. Bản thân mỗi con người nên biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe của mình.
Những câu hỏi thường gặp về đau bụng bên trái
Câu hỏi 1: Đau bụng bên trái có thể do nguyên nhân gì?
- Trả lời: Đau bụng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn tiêu hóa, viêm tụy, sỏi thận, viêm đại tràng, hoặc các vấn đề về dạ dày.
Câu hỏi 2: Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị đau bụng bên trái?
- Trả lời: Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau kéo dài, dữ dội, kèm sốt, buồn nôn, hoặc có máu trong phân.
Câu hỏi 3: Đau bụng bên trái có nguy hiểm không?
- Trả lời: Tùy thuộc vào nguyên nhân. Một số trường hợp nhẹ như đầy hơi, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như viêm tụy hoặc sỏi thận.
Câu hỏi 4: Cách giảm đau bụng bên trái tại nhà là gì?
- Trả lời: Có thể nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc giảm đau nhẹ, hoặc áp dụng chườm ấm lên vùng đau.
Câu hỏi 5: Đau bụng bên trái có liên quan đến bệnh lý nào không?
- Trả lời: Có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, sỏi thận, hoặc viêm tụy.
Kết luận
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Đau bụng bên trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Từ đó có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình một cách hiệu quả hơn nhé.