Bàng quang nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Cập Nhật Sức Khỏe

Bàng quang hay còn gọi là bóng đái và là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng của cơ thể. Vậy bàng quang nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì? thì không phải ai cũng biết. Để giúp bạn đọc hiểu rõ, Blog Thuật Ngữ đã tổng hợp và giải đáp tất tần tật những thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

Bàng quang nằm ở đâu?

Bàng quang nằm ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Theo tìm hiểu, bàng quang có vị trí nằm ngay phía dưới phúc mạc và ngay sau khớp mu. Trong trường hợp không chứa nước tiểu, bộ phận này sẽ nằm ở trong phần trước của vùng chậu, nằm ngay phía sau đó là trực tràng và tạng sinh dục.

Nếu bàng quang chứa nước tiểu thì sẽ căng phồng như quả bóng hình cầu và nằm trong ổ bụng. Và sẽ vượt lên phía trên khớp mu một chút.

Bàng quang nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Bàng quang nằm ở dưới phúc tạng và sau khớp mu.

4 mặt của bóng đái sẽ tạo thành hình tứ diện tam giác, bao gồm:

  • Mặt trên: Phần mặt trên của bàng quang được bảo vệ bởi phúc mạc. Trong lúc không chứa nước tiểu thì bề mặt này sẽ xẹp xuống. Ngược lại, khi chứa nước tiểu sẽ phồng lên.

  • Hai mặt dưới: Có bề mặt tiếp xúc với phía trên của hoành chậu.

  • Đáy bàng quang: Có bề mặt bằng phẳng, tuy nhiên một ít trường hợp vẫn có đáy lồi ra bên ngoài.

Ở trẻ em, hầu hết bàng quang sẽ nằm trong ổ bụng và có hình dáng như quả lê. Khi cơ thể phát triển, cơ quan này sẽ từ từ tụt dầm vào vùng chậu. Đồng thời, ống niệu rốn sẽ nhỏ dần cho đến khi bị bít kín hẳn.

Cấu tạo của bàng quang

Xét từ trong ra ngoài, cấu tạo của bàng quang bao gồm 4 lớp:

  • Lớp niêm mạc: Hay còn được gọi là lớp lót có vai trò bao bọc lòng bàng quang. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu.

  • Lớp hạ mạc: Phần hạ mạc nằm phía sau niêm mạc và có cấu trúc lỏng lẻo nên đôi khi bị trượt lên lớp cơ.

  • Lớp cơ: Trong lớp cơ được chia thành 3 lớp nhỏ gồm lớp cơ vòng, lớp cơ chéo và lớp cơ chạy dọc ở ngoài.

  • Lớp thanh mạc: Đây là lớp ngoài cùng bao bọc toàn bộ các lớp phía trong.

Trong hệ tiết niệu, bàng quang được kết nối trực tiếp với bể thận bằng ống niệu quản. Chính vì vậy, khu vực này tạo thành hình tam giác bàng quang.

Bàng quang nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Cấu tạo của bàng quang bao gồm 4 lớp.

Chức năng của bàng quang

Theo y học, bàng quang là cơ quan có nhiệm vụ chứa nước tiểu được thận bài tiết ra. Sau đó, chất thải sẽ theo đường niệu đạo và đi ra môi trường bên ngoài.

Đối với người trưởng thành, bàng quang có thể chứa khoảng 300 đến 500ml nước tiểu. Trong đó, bàng quang ở nam giới sẽ có dung tích từ 200 – 300ml, ở nữ giới  250 – 350ml sẽ tạo ra phản xạ mót tiểu. Khi con người cảm thấy mót tiểu, lớp cơ của bàng quang sẽ co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài theo từng đợt.

Một số bệnh thường gặp ở bàng quang

Giống với các bộ phận khác của cơ thể, bàng quang cũng có thể gặp một số bệnh lý như:

  • Viêm bàng quang: Bệnh lý này thường xảy ra khi lớp lót của bàng quang bị nhiễm trùng, viêm loét. Căn bệnh này thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

  • Sỏi bàng quang: Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay. Dấu hiệu nhận biết, xác định sỏi bàng quang là thấy một hoạt nhiều khối cứng được hình thành bên trong bàng quang.

  • Bàng quang thần kinh: Đây là hiện tượng rối loạn chức năng bàng quang thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, viêm não, đa xơ cứng,…

  • U bàng quang: Thường được chia làm 2 loại là u lành tính và u ác tính.

Bàng quang nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Một số bệnh lý thường gặp ở bàng quang.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời “bàng quang nằm ở đâu? cấu tạo và chức năng” đúng không nào. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này.

Bài viết liên quan