Ở Việt Nam có tục ăn đất không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy thực sự có tục lệ này không? Và ăn đất là phong tục của tỉnh nào? Cùng theo dõi qua bài viết sau đây để có câu trả lời.

Ăn đất là phong tục của tỉnh nào?

Ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng được đặt với cái tên độc đáo là làng ăn đất. Vậy tại sao lại có cái tên kỳ lạ đến vậy? Nó xuất phát từ tục ăn đất của người dân nơi đây.

Theo những người cao tuổi, trưởng làng, trưởng bản nơi đây thì tục lệ này có từ thời cha sinh mẹ đẻ. Họ sinh ra đã thấy ông, bà, cha, mẹ mình thường cầm miếng đất ăn một cách ngấu nghiến. Con cháu đời sau tiếp tục gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Bật mí ăn đất là phong tục của tỉnh nào?

Ăn đất là phong tục của tỉnh nào?

Giữa cuộc sống hiện đại, đẳng cấp ngày nay vẫn còn tồn tại tục lệ này thì thật kỳ lạ phải không các bạn. Tuy nhiên lớp trẻ ngày nay không còn ăn đất một cách phổ biến như xưa nữa, chỉ những người cao tuổi vẫn coi đây là một món khoái khẩu.

Ăn đất có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?

Theo một số người cao tuổi trong làng Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc thì tục ăn đất là một thói quen. Đây là một loại đất ngói có chứa nhiều vi chất nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khoảng mấy chục năm trước người ta thường bán tràn lan loại đất này ở chợ. Do vậy nó trở thành món ăn quen thuộc của mỗi gia đình nơi đây. Mỗi khi khách đến chơi nhà thì ăn đất trở thành đầu câu chuyện giống như miếng trầu, quả cau.

Bật mí ăn đất là phong tục của tỉnh nào?

Ăn đất có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng cần có sự can thiệp của khoa học

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong đất ngói có chứa sắt, canxi, Kali, Photpho, kẽm,.. Đồng thời cũng chứa một số chất độc hại như As, Hg, Pb, Cd. Chính vì vậy cần sử dụng đúng liều, đúng lượng và có sự sơ chế thì mới đảm bảo được sức khỏe.

Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra những tác hại không mong muốn. Chẳng hạn như răng bị mềm, nhũn, vỡ, mòn do có quá nhiều hàm lượng fluor.

Chính vì vậy hãy sử dụng đất theo nguyên tắc có chọn lọc, thiếu chất gì sẽ bổ sung chất đó, thiếu hàm lượng nhiều sẽ dùng nhiều và thiếu ít sẽ dùng ít. Và để làm được điều này phải có sự can thiệp của các nhà khoa học.

Như vậy chắc hẳn bạn đã tự giải đáp được thắc mắc có tục ăn đất thật không? Và ăn đất là phong tục của tỉnh nào. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chế biến món ăn của họ như thế nào nhé.

Đất ngói – món ăn độc đáo của người dân tỉnh Vĩnh Phúc

Đất ngói mà người dân sử dụng để ăn được đào ở dưới đất sâu ở trên núi mang về. Người ta thường dùng để ăn sống, nhưng để tạo nên mùi thơm đặc trưng thì cần sự có sơ chế đặc biệt. Và sự có mặt của lá sim là vô cùng cần thiết.

Đất sau khi được đào về sẽ được phơi nắng cho thật khô. Sau đó đẽo và cạo để loại bỏ lớp đất có màu đỏ bám ở trên ngói. Sau khi đẽo xong thì phần đất ngói lộ ra hai màu trắng sữa và xanh lam.

Bật mí ăn đất là phong tục của tỉnh nào?

Ăn đất trở thành phong tục độc đáo của người dân làng Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Tiếp theo, tách miếng đất ra thành từng miếng nhỏ, đem hun khói cùng lá sim. Lá sim kết hợp với đất sẽ tạo nên hương vị độc đáo. Sản phẩm thu được là một món ăn thơm, béo ngậy. Và bất kỳ ai khi được thưởng thức món ăn này cũng không thể quên hương vị của nó.

Tục ăn đất là một hiện tượng độc đáo của người dân Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu bạn muốn thử thì hãy đến nơi đây để trải nghiệm. Và hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được ăn đất là phong tục của tỉnh nào.

Bài viết liên quan